Lịch sử Tân_Châu_(thị_xã)

Thời phong kiến

Địa danh Tân Châu được hình thành vào năm 1757, ban đầu chỉ là đạo quân đồn trú gọi là đạo Tân Châu. Vị trí của đạo quân này trước nằm ở cù lao Giêng (thuộc huyện Chợ Mới ngày nay). Năm 1832, vua Minh Mạng chia trấn thành các tỉnh, trong đó có tỉnh An Giang ở miền Tây Nam Kỳ. Năm 1836, vùng đất Tân Châu ngày nay thuộc địa bàn tổng An Thành; thuộc huyện Đông Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang. Lỵ sở huyện Đông Xuyên đặt tại Long Sơn trên nền thành cũ của Bảo Tân Châu (nay còn địa danh Giồng Thành).

Thời Pháp thuộc

Năm 1867, thực dân Pháp chia tỉnh An Giang thành các hạt Thanh tra, sau gọi là hạt tham biện, trong đó có hạt Châu Đốc. Năm 1900, các hạt tham biện đổi thành tỉnh và đến năm 1903, quận Tân Châu được thành lập thuộc tỉnh Châu Đốc.

Năm 1929, tổng An Phước được tách ra để thành lập quận Hồng Ngự, sau quận Hồng Ngự được tách ra và sáp nhập vào tỉnh Kiến Phong (nay là thị xã Hồng Ngự và các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng thuộc tỉnh Đồng Tháp).

Năm 1939, quận Tân Châu có 2 tổng:

  • Tổng An Lạc gồm 3 làng: Hòa Hảo, Phú An, Phú Lâm;
  • Tổng An Thành gồm 8 làng: Long Khánh, Long Phú, Long Sơn, Long Thuận, Phú Thuận, Tân An, Vĩnh Hòa, Phú Vĩnh.

Giai đoạn 1945-1954

Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam bộ chủ trương bỏ cấp tổng, bỏ đơn vị làng, thống nhất gọi là xã, đồng thời bỏ danh xưng quận, gọi thay thế bằng huyện, quận Tân Châu gọi là huyện Tân Châu.

Năm 1947, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ (chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) thành lập tỉnh Long Châu Tiền, lúc này huyện Tân Châu thuộc tỉnh Long Châu Tiền.

Tháng 6 năm 1951, tỉnh Long Châu Tiền lại hợp nhất với tỉnh Sa Đéc thành tỉnh Long Châu Sa, huyện Tân Châu thuộc tỉnh Long Châu Sa.

Tuy nhiên, tên các tỉnh Long Châu Tiền, Long Châu Sa không được chính quyền Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại và chính quyền Việt Nam Cộng hòa công nhận.

Năm 1954, chính quyền Việt Minh giải thể tỉnh Long Châu Sa, đồng thời khôi phục lại tỉnh các Châu Đốc, Long XuyênSa Đéc như cũ.

Giai đoạn 1954-1975

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa hợp nhất 2 tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc thành tỉnh An Giang, quận Tân Châu thuộc tỉnh An Giang. Quận Tân Châu có 2 tổng là An Thành (gồm 5 xã) và An Lạc (gồm 3 xã); quận lỵ đặt tại xã Long Phú.

Ngày 8 tháng 9 năm 1964, chính quyền Việt Nam Cộng tái lập tỉnh Châu Đốc, quận Tân Châu thuộc tỉnh Châu Đốc như trước đây.

Từ năm 1962, chính quyền Việt Nam Cộng hòa bỏ dần, đến năm 1965 bỏ hẳn cấp hành chính tổng, các xã trực tiếp thuộc quận. Quận Tân Châu gồm 9 xã: Hòa Hảo, Long Phú, Long Sơn, Phú An, Phú Lâm, Phú Vinh, Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương; quận lỵ đặt tại xã Long Phú.

Về phía chính quyền Cách mạng, năm 1957, 2 tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc cũng hợp nhất thành tỉnh An Giang.

Tháng 12 năm 1968, 4 xã thuộc huyện Tân Châu là Long Sơn, Phú Lâm, Phú An, Hoà Hảo được tách ra để thành lập huyện Phú Tân.

Đến tháng 5 năm 1974 chính quyền Cách mạng lại giải thể tỉnh An Giang, tái lập các tỉnh Long Châu HàLong Châu Tiền. Lúc này, huyện Tân Châu được chuyển thành thị xã và là tỉnh lỵ tỉnh Long Châu Tiền.

Sau năm 1975

Thàng 2 năm 1976, tỉnh An Giang được tái lập, thị xã Tân Châu giải thể và sáp nhập với huyện An Phú thành huyện Phú Châu, tỉnh An Giang.

Ngày 25 tháng 4 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 181-CP[1]. Theo đó:

  • Sáp nhập ấp Long Châu của xã Long Phú, một phần ấp Phú An B, ấp Phú Hưng và ấp Phú Hữu của xã Phú Vĩnh vào xã Tân An.
  • Sáp nhập ấp Tân Thạnh của xã Tân An vào xã Vĩnh Hòa.
  • Chia xã Tân An thành hai xã lấy tên là xã Long An và xã Tân An.
  • Sáp nhập Cù Lao Cở Túc (tức ấp Vĩnh Thạnh) của xã Vĩnh Trường vào xã Vĩnh Hậu.
  • Sáp nhập ấp Long Hưng của xã Long Phú vào thị trấn Tân Châu
  • Thành lập ở vùng kinh tế mới Kinh Năm một xã mới lấy tên là xã Phú Lộc

Ngày 12 tháng 1 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 8-HĐBT[2]. Theo đó:

Ngày 13 tháng 11 năm 1991, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 373-HĐBT chia huyện Phú Châu thành hai huyện An Phú và Tân Châu.

Huyện Tân Châu có thị trấn Tân Châu và 9 xã: Châu Phong, Lê Chánh, Long An, Long Phú, Phú Lộc, Phú Vĩnh, Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương.

Ngày 19 tháng 5 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 53/2003/NĐ-CP[3]. Theo đó, chuyển 165 ha diện tích tự nhiên và 3.484 nhân khẩu của xã Long An về thị trấn Tân Châu quản lý.

Ngày 12 tháng 4 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 52/2005/NĐ-CP[4]. Theo đó, thành lập xã Tân Thạnh trên cơ sở 1.134 ha diện tích tự nhiên và 10.423 nhân khẩu của xã Tân An.

Ngaỳ 27 tháng 12 năm 2007, Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Tân Châu thuộc huyện Tân Châu, tỉnh An Giang là đô thị loại IV.

Cuối năm 2008, huyện Tân Châu có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn Tân Châu (huyện lỵ) và 10 xã: Châu Phong, Lê Chánh, Long An, Long Phú, Phú Lộc, Phú Vĩnh, Tân An, Tân Thạnh, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương.

Ngày 24 tháng 8 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 40/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Tân Châu để thành lập thị xã Tân Châu và các phường thuộc thị xã Tân Châu[5]. Theo đó:

  • Điều chỉnh địa giới hành chính các xã Phú Lộc, Phú Vĩnh, Lê Chánh, Châu Phong, Long Phú.
  • Chuyển xã Long Sơn thuộc huyện Phú Tân về huyện Tân Châu quản lý.
  • Thành lập thị xã Tân Châu trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Tân Châu.
  • Thành lập phường Long Thạnh trên cơ sở điều chỉnh 363 ha diện tích tự nhiên và 16.427 người của thị trấn Tân Châu; 47 ha diện tích tự nhiên và 3.675 người của xã Long Sơn.
  • Thành lập phường Long Hưng trên cơ sở điều chỉnh 103 ha diện tích tự nhiên và 14.226 người của thị trấn Tân Châu.
  • Thành lập phường Long Châu trên cơ sở điều chỉnh 222,9 ha diện tích tự nhiên và 7.993 người còn lại của thị trấn Tân Châu; 358,30 ha diện tích tự nhiên và 3.690 người của xã Long An.
  • Thành lập phường Long Sơn trên cơ sở 1.314 ha diện tích tự nhiên và 9.707 người còn lại của xã Long Sơn.
  • Thành lập phường Long Phú trên cơ sở toàn bộ 1.211 ha diện tích tự nhiên và 15.558 người của xã Long Phú.

Sau khi thành lập, thị xã Tân Châu có 17.568,46 ha diện tích tự nhiên và 184.129 người với 14 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 5 phường và 9 xã.

Ngày 19 tháng 12 năm 2019, Bộ Xây dựng quyết định công nhận thị xã Tân Châu là đô thị loại III.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tân_Châu_(thị_xã) //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://tanchau.angiang.gov.vn/ http://laws.dongnai.gov.vn/2001_to_2010/2003/20030... http://www.xaydung.gov.vn/web/guest/trang-chi-tiet... http://www.thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh/Ng... http://www.thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-quyet/N... http://www.thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Q... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Tan_Ch... https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-chi...